BẢY BẤT QUY TẮC TRONG TIẾNG HÀN
Trong tiếng Hàn có 7 bất quy tắc mà bạn nhất định phải biết. Khi nắm rõ 7 bất quy tắc này, bạn sẽ sử dụng tiếng Hàn 1 cách thuần thục và chính xác.
1.ㅂ, 2. ㄷ, 3. ㄹ, 4. 르, 5. 으, 6. ㅅ, 7. ㅎ.
7 bất quy tắc này dựa vào phụ âm cuối của động từ hoặc tính từ. Những chữ này sẽ biến đổi trong các trường hợp khác nhau.
Trung tâm tiếng Hàn Hanbee Việt gửi đến bạn bài phân tích 7 bất quy tắc trong tiếng Hàn và ví dụ cụ thể cho từng trường hợp.
1. Bất quy tắc ㅂ
– Khi động/tính từ kết thúc bằng ‘ㅂ’ và tiếp sau đó là nguyên âm thì ta bỏ ‘ㅂ’ và thêm ‘우’ vào.
– Còn tiếp sau đó là phụ âm thì ‘ㅂ’ không bị biến đổi.
Ví dụ:
춥다 (lạnh) + 어요 -> 추우어요 -> 추워요.
Đặt câu: 날씨가 추워서 집에 있었어요 => Vì thời tiết lạnh nên tôi ở nhà.
덥다 (nóng) + 어요 -> 더우어요 -> 더워요
Đặt câu: 오늘 더워서 수영장에 갈 거예요. => Vì hôm nay nóng nên tôi sẽ đến bể bơi.
가깝다 (Gần) + 어요 -> 가까워요
Đặt câu: 우리 집에서 학교까지는 가까워요. => Nhà tôi gần trường
어렵다 (khó) + 으니까 -> 어려우니까
Đặt câu: 문장을 드리겠습니다 어려우니까. => Em sẽ gợi ý 1 câu luôn, vì câu này khó.
Một số động từ/tính từ khác áp dụng bất quy tắc “ㅂ”: 무겁다 (Nặng nề), 가볍다 (Nhẹ nhàng), 차갑다 (Lạnh lùng)…
*Lưu ý:
+ Riêng động từ 돕다 (giúp đỡ) và tính từ 곱다 (xinh đẹp) thì ‘ㅂ’ chuyển thành ‘오’
+ Các động từ/tính từ khác kết thúc bằng patchim “ㅂ” không bị ảnh hưởng bởi bất quy tắc “ㅂ”: 좁다 (Chật chội), 집다 (Lượm, nhặt), 입다 (Mặc), 뽑다 (Chọn ra), 잡다 (Bắt), 접다 (Gấp, xếp), 씹다 (Nhai, cắn), 넓다 (Rộng), 업다 (Cõng)… kết thúc bằng ‘ㅂ’ nhưng chúng được chia theo quy tắc thông thường.
입다 → 입어요 좁다 → 좁어요
Đặt câu:
날씨가 추우니까 옷을 많이 입으세요: Trời lạnh nên anh hãy mặc nhiều áo vào nhé
혀를 씹었어요: Tớ đã cắn vào lưỡi
손을 잡아 줘요: Nắm tay tôi đi
그 집은 좀 좁아서 별로 좋지 않아요: Căn nhà đó hơi chật nên tôi không thích lắm
+ Trường hợp với 뵙다/뵈다 và 여쭙다/여쭈다
Đặt câu:
다음에 뵐게요 (뵈다 + (으)게요): Hẹn gặp lại thầy ạ
모르면 선생님께 여쭤봐요 (여쭈다 + 아/어보다): Nếu không biết thì hỏi thầy đi
처음 뵙겠습니다 (뵙다 + 겠습니다): Rất hân hạnh được gặp ông
선생님, 저 여쭙고 싶은 게 있습니다 (여쭙다 + 고 싶다): Thầy ơi, em có điều muốn hỏi
2. Bất quy tắc ㄷ
– Khi động/tính từ kết thúc bằng ‘ㄷ’ và tiếp sau đó là nguyên âm thì ta bỏ ‘ㄷ’ và thêm ‘ㄹ’ vào.
– Còn tiếp sau đó là phụ âm thì ‘ㄷ’ không bị biến đổi.
Ví dụ:
듣다 (nghe) + 어요 -> 들어요.
Đặt câu: 음악을 들으면서 운동해요 => Tôi vừa nghe nhạc vừa tập thể dục.
묻다 (hỏi) + 어 보다 -> 물어 보다
Đặt câu: 잘 모르면 저한테 물어 보세요. => Nếu bạn không rõ thì hỏi tôi nhé.
걷다 (đi bộ ): 걷 + 었어요 -> 걸었어요
Đặt câu: 돈이 없어서 걸어서 갔어요 => Vì không có tiền nên tôi đi bộ.
*Lưu ý:
+ Một số từ không thuộc bất quy tắc này ‘닫다’ (đóng), ‘받다’ (nhận), ‘믿다'(tin) và ’묻다’(chôn).. mà chia theo cách chia động từ trong tiếng Hàn có quy tắc.
Đặt câu:
문을 닫아 주세요. => Làm ơn đóng cửa giúp cho tôi.
어제 친구한테서 편지를 받았어요. => Tôi đã nhận được thư từ bạn tôi.
+ Động từ “묻다” có 2 nghĩa với 2 cách chia khác nhau:
묻다 (Hỏi): Chia động từ theo bất quy tắc “ㄷ”
묻다 (Chôn): Chia động từ như bình thường
Ví dụ:
좀 물어 주시겠어요?: Nhờ anh hỏi giúp tôi với nhé?
고향에 돌아오자 전쟁에서 희생한 전우를 묻을 거예요: Ngay khi trở về quê hương tôi sẽ chôn cất những đồng đội đã hy sinh trên chiến trường
3. Bất quy tắc ㄹ
– Khi động/tính từ kết thúc bằng ‘ㄹ’ và tiếp sau đó là ‘ㅅ’, ‘ㄴ’, ‘ㅂ’ , thì ‘ㄹ’ bị lược bỏ.
– Còn sau ‘ㄹ’ là ‘으’ thì ‘으’ bị lược bỏ.
Tip: Để ghi nhớ ‘ㅅ,ㄴ,ㅂ’ một cách dễ dàng bạn có thể chuyển sang tiếng Việt những từ có chữ cái đầu phát âm giống với chúng. Hanbee gợi ý cho bạn ba từ là “sông, núi, biển”.
Ví dụ:
살다(Sống) + 으세요 -> 사세요
Đặt câu: 어디에서 사세요? => Bạn sống ở đâu?
알다(Biết) + ㅂ니다 -> 압니다
Đặt câu: 저는 그 사람을 잘 압니다. => Tôi biết rõ về người đó.
멀다(Xa): 멀다 + 으까요? -> 멀까요?
Đặt câu: 집에서 교실까지 멀까요? => Từ nhà bạn đến lớp học có xa không?
집이 여기서 머세요? => Nhà cô xa đây không?
길다(Dài): 길다 + 네요 -> 기네요
Đặt câu: 그 길은 기네요! => Con đường đó dài thật đấy!
Một số động từ/tính từ khác áp dụng bất quy tắc “ㄹ”: 울다 (Khóc), 살다 (Sống), 달다 (Ngọt), 길다 (Dài), 어질다 (Hiền từ), 얼다 (Đóng băng), 불다 (Thổi), 빌다 (Cầu mong)…
4. Bất quy tắc 르
4.1 Khi động từ kết thúc bằng ‘르’ mà có nguyên âm liền trước là ‘아’ hoặc ‘오’ thì ta biến đổi ‘르’ thành ‘라’ và thêm ‘ㄹ’ vào làm patchim của chữ liền trước.
Ví dụ:
모르다 (không biết) + 아요 => 몰라요
Đặt câu: 그 사람에 대해 잘 몰랐어요 => Tôi không biết rõ về người đấy.
빠르다 (nhanh) + 아서 => 빨라서
Đặt câu: 비행기는 빨라요 => Máy bay thì nhanh.
4.2 Trường hợp khác, nếu trước ‘르’ không phải là ‘아’/‘오’, thì ‘르’ sẽ biến thành ‘러’ và thêm ‘ㄹ’ vào làm patchim của chữ liền trước.
부르다 (hát) + 어요 => 불러요.
Đặt câu: 노래를 불러요. => Tôi hát bài hát.
기르다 (nuôi) + 어서 => 길러서
Đặt câu: 저는 어렸을 때, 강아지를 길렀습니다. => Hồi nhỏ tôi có nuôi một con chó con.
누르다 (nhấn, ấn) + 어야 하다 -> 눌러야 하다.
Đặt câu: 그러면, 여기를 눌러 주세요. => Nếu vậy, hãy nhấn vào đây.
Một số động từ/tính từ khác áp dụng bất quy tắc “르”: 흐르다 (Trôi, chảy), 기르다 (Nuôi)…
*Lưu ý: Các động từ/tính từ tiêu biểu kết thúc bằng “르” nhưng bị ảnh hưởng bởi bất quy tắc “으” trong tiếng Hàn: 들르다 (Ghé vào), 따르다 (Làm theo, học theo), 치르다 (Chi trả, thanh toán)…
Đặt câu:
저를 따라 오세요: Xin mời đi theo tôi
우리는 결혼식을 매우 간단하게 치렀어요: Chúng tôi đã tổ chức hôn lễ rất giản dị
5. Bất quy tắc 으
5.1 Hầu hết các động tính từ ĐƠN có âm kết thúc ‘으’ đều được sử dụng như một động từ bất quy tắc.
Động/tính từ kết thúc bằng ‘으’ và chia với các ngữ pháp bắt đầu bằng ‘어’ thì ‘으’ bị biến đổi thành ‘어’.
Ví dụ:
쓰다 (viết, đắng, dùng,đội (nón) + 어요 -> 써요
Đặt câu: 저는 편지를 써요. => Tôi đang viết thư.
크다 (to, lớn) + 어서 -> 커서
Đặt câu: 동생은 키가 커요. => Em trai tôi cao lớn.
끄다 (tắt (điện)) + 어야 하다 -> 꺼야 하다
5.2. Đối với các động từ/ tính từ có HAI từ trở lên
5.2.1 Động từ/ tính từ đó kết thúc bằng ‘으’ và trước ‘으’ là ‘아’, ‘오’ sau ‘으’ chia với các ngữ pháp bắt đầu bằng ‘아’ => ta biến đổi ‘으’ thành ‘아’.
Ví dụ:
바쁘다 (bận) + 아요 => 바빠요
나쁘다 (xấu) + 아서 => 나빠서
배가 고프다(đói bụng) + 아요 => 배가 고파요
잠그다(khoá) + 아야 하다 => 잠가야 하다
Đặt câu:
너무 배가 고파서 빵을 먹으려고 해요 => Vì đói bụng quá nên tôi định ăn bánh
어제 배가 아파서 학교에 못 갔어요 =>Hôm qua vì đau bụng nên tôi không đến trường được
5.2.2 Động từ/ tính từ đó kết thúc bằng ‘으’ và trước ‘으’ là các nguyên âm khác ‘아’, ‘오’ sau ‘으’ chia với các ngữ pháp bắt đầu bằng ‘어’ => ta biến đổi ‘으’ thành ‘어’.
Ví dụ:
예쁘다 (đẹp) + 어요 => 예뻐요
슬프다 (buồn) + 어서 => 슬퍼서
기쁘다 (vui) + 어요 => 기뻐요
Một số động từ/tính từ khác áp dụng bất quy tắc “ㅡ”: 잠그다 (Khóa, tắt), 담그다 (Ủ, ngâm), 트다 (Khai thông), 미쁘다 (Đáng tin), 바쁘다 (Bận rộn)…
6. Bất quy tắc ㅅ
Một số động từ có gốc kết thúc bằng ‘ㅅ’ và sau nó là một nguyên âm thì‘ㅅ’ được lược bỏ.
Ví dụ:
잇다 (nối, kế thừa, tiếp tục) + 어요 -> 이어요
짓다 (xây, nấu) + 어요 -> 지어요
붓다 (sưng lên) + 어서 -> 부어서
낫다 (tốt, khỏi bệnh) + 아서 -> 나아서
Đặt câu:
이어가도록 하겠습니다: Bây giờ chúng ta sẽ tiếp tục
그렇게 하면 더 나을 것 같아요: Làm như thế có lẽ sẽ tốt hơn.
어젯밤에 라면을 먹었으니까 얼굴이 부었어요: Tối qua ăn mì gói nên mặt bị sưng rồi
엄청 부어 있다가 조금만 지나면 안 부을 때도 있고요: Sưng kinh khủng rồi một lát sau thì hết sưng
Một số động từ/tính từ khác áp dụng bất quy tắc “ㅅ”: 짓다 (Nấu, may), 긋다 (Vạch, gạch), 젓다 (Khuấy)…
*Lưu ý: Một số từ không thuộc bất quy tắc này : 벗다 (cởi), 빗다 (chải), 웃다 (cười), 씻다 (rửa), 빼엇다 (giật, tước, đoạt)…
Đặt câu:
COVID 19에 방해하기 위해 손을 자주 씻어야 해요: Để phòng tránh COVID 19 thì phải rửa tay thường xuyên
웃어도 이 보이면 안 돼: Các cậu có thể cười nhưng không được hở răng
안 벗은 모습과 벗은 모습이 있어요: Tớ có cả hình mặc áo và hình không mặc gì nữa đó
7. Bất quy tắc ㅎ
7.1 Một số động từ, tính từ khi kết thúc bằng ‘ㅎ’ và theo sau nó là một nguyên âm thì ta lược bỏ ‘ㅎ’ đi.
Ví dụ:
빨갛다 (đỏ) + 으니까 => 빨가니까
그렇다 (như thế) + 을까요? => 그럴까요?
7.2 Một số động từ, tính từ khi kết thúc bằng ‘ㅎ’ và theo sau nó là ‘어/아’ thì ta lược bỏ ‘ㅎ’ và chuyển ‘어/아’ thành ‘애/ 얘.’
Ví dụ:
어떻다 (như thế nào) + 어요 => 어때요?
그렇다 (như thế đó) + 어요 => 그래요?
이렇다 (như thế này) + 어요 => 이래요?
파랗다 (xanh) + 아요 => 파래요
노랗다 (vàng) + 아요 => 노래요
까맣다 (đen) + 아요 => 까매요
하얗다 (trắng) + 아요 => 하얘요
Đặt câu:
그런 사람들을 믿지 마세요 => Đừng tin vào những người như vậy
얼굴이 왜 그렇게 빨개요? => Sao mặt chị đỏ vậy?
폭풍우가 쳐도 가야 해요 => Dù có mưa gió bão bùng đi nữa thì cũng phải đi
그럴수록 ‘내가 외로움을 느끼는구나’ 하는 분들이 많으실 더라고요
=> Đã thế thì cũng có nhiều bạn sẽ cảm nhận “mình cô đơn”
7.3 Một số động từ, tính từ không theo 2 bất quy tắc trên.
+ Động từ: 놓다 (Đặt, để ), 넣다 (Bỏ vào ), 낳다 (Sinh con, quay tơ ), 찧다 (Giã gạo ), 쌓다 (Chồng chất ), 닿다 (Chạm),...
+ Tính từ: 좋다 (Tốt), 싫다 (Không thích), 많다 (Nhiều), 괜찮다 (Không sao),…
Đặt câu:
당신은 마침 좋은 때에 왔습니다: Bạn đến thật đúng lúc
비누거품은 살짝 닿아도 터저요: Dù có chạm nhẹ đến mấy thì bong bóng xà phòng cũng vỡ toang
근데 풀을 넣으면 넣을수록 왜 더 묽어지는 것 같지?: Nhưng hình như càng cho nhiều bột nếp vào thì nó càng lỏng thì phải?
Tính từ, động từ có quy tắc luôn là phần ngữ pháp tiếng Hàn Quốc dễ học, dễ nhớ nhưng tính từ, động từ bất quy tắc thì luôn gây nhầm lẫn cho không ít bạn học tiếng Hàn. Vì vậy, bạn hãy học thật kĩ, nắm thật chắc 7 bất quy tắc trong tiếng Hàn đã được Hanbee Việt giới thiệu ở trên để có thể áp dụng tốt nhất trong mọi tình huống nhé! Chúc các bạn thành công.